Cách tính dàn giáo trong xây dựng
Cách tính dàn giáo trong xây dựng chính xác nhất là một trong những điều cần thiết mà các đơn vị thi công cần tìm hiểu để tính và xây dựng một dàn giáo chính xác, đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình xây dựng.
Cách Tính Dàn Giáo Trong Xây Dựng
Cách tính dàn giáo trong xây dựng chính xác nhất là một trong những điều cần thiết mà các đơn vị thi công cần tìm hiểu để tính và xây dựng một dàn giáo chính xác, đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình xây dựng.
Dàn giáo có nhiều thành phần, bộ phận khác nhau. Do đó, cách tính dàn giáo trong xây dựng cũng có những cách tính cụ thể, tùy theo từng bộ phận và phương diện.Dưới đây là cách tính dàn giáo trong xây dựng chính xác nhất, được quy định trong ĐM 24-1776 để các bạn có thể tham khảo:
- Chiều cao dàn giáo trong định mức là chiều cao tính từ cốt mặt nền, sàn hiện tại của công trình đến cao độ lớn nhất bảo đảm đủ điều kiện thuận lợi cho việc thi công kết cấu.
- Dàn giáo ngoài tính theo diện tích hình chiếu thẳng góc trên mặt ngoài của kết cấu ( hình chiếu đứng).
- Dàn giáo trong chỉ được sử dụng khi thực hiện các công tác có chiều cao >3,6m và được tính theo diện tích hình chiếu bằng. Chiều cao dàn giáo tính từ mặt nền sàn trong nhà đến chiều cao 3,6m làm lớp chuẩn gốc. Sau đó cứ mỗi khoảng tăng chiều cao 1,2m tính thêm một lớp để cộng dồn (khoảng tăng chưa đủ 0,6m thì không tính).
- Diện tích dàn giáo hoàn thiện trụ, cột độc lập tính bằng chiều dài chu vi mặt cắt cột, trụ cộng với 3,6m nhân với chiều cao cột.
- Thời gian sử dụng dàn giáo trong định mức bình quân trong khoảng thời gian ≤ 1tháng, cứ kéo dài thời gian sử dụng thêm 1 tháng thì tính thêm 1 lần hao phí vật liệu.
- Định mức các hao phí cho công tác bảo vệ an toàn (như lưới võng an toàn ...) và che chắn bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công (nếu có) được tính riêng.
Xem thêm : cho thuê giàn giáo hải phòng
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập thành viên để có thể bình luận bài viết này
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn